Chuyển đến nội dung chính

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh

Mới đây, tại hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được “cày xới”, trước nhiều khó khăn, thách thức.

 

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh
Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh: Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)

 

Tiếng Anh “độc tôn”

 

Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.

 
TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình tiếng Anh khối tiểu học, triển khai từ lớp 3 với gần 500.000 học sinh theo học. Cấp THCS và THPT, có đến hơn 7 triệu học sinh đăng ký.

 

Thống kê từ vụ này, năm học 2012-2013, số học sinh học chương trình tiếng Pháp (kể cả tiểu học) chỉ trên 80.000 học sinh; tiếng Nhật được triển khai tại 32 trường trên toàn quốc với hơn 5.200 em; ngoài ra số lượng học sinh học tiếng Đức, Trung Quốc chỉ ở con số vài nghìn. “Bộ đang gặp khó khăn trong việc duy trì dạy tiếng Nga ở phổ thông. Hiện trên toàn quốc chỉ có khoảng 14 trường THPT chuyên dạy tiếng Nga với gần 1.300 học sinh theo học”, TS. Anh nói.

 

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Hoài Chương nhận định: hơn chục năm nay, TP Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh ngoại ngữ trong trường học. Trong đó, có một nhánh học theo chương trình tiếng Anh đề án của Bộ, còn lại theo chương trình tăng cường, tự chọn...

 

TS Anh cho hay: điểm mới theo chủ trương của Bộ, các địa phương được giao quyền tự chủ lựa chọn chương trình dạy ngoại ngữ 2. Thay vì quy định học từ lớp 6 đến 12, với số tiết 2-4 tiết/tuần (đạt bậc 2 hoặc bậc 3), các địa phương căn cứ trên điều kiện thực tế, linh hoạt lựa chọn các môn ngoại ngữ 2 phù hợp.

 

Ngổn ngang

 

Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Hoàng, giải pháp dạy đa ngôn ngữ trong trường học thiếu ổn định, bền vững và không nhất quán.

 

Có thời kỳ, ngành giáo dục rầm rộ dạy học tiếng Nga, sau đó lại ngắt quãng. Đội ngũ giáo viên này hoặc chuyển nghề, hoặc chuyển sang dạy ngoại ngữ khác. Giờ, tuyển sinh tiếng Nga khó khăn, thiếu giáo viên...

 

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bến Tre nhận định rất khó duy trì các lớp ngoại ngữ 2 do thiếu cơ sở vật chất; nhiều ban giám hiệu các trường ngại mở lớp do thiếu định biên (khoán biên chế quỹ lương) thiếu SGK và các bộ tiêu chí đánh giá. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương trăn trở: lo nhất là thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, học sinh “đạt chuẩn”. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tuy nhiên số giáo viên này đạt chuẩn chỉ chiếm dưới 30%.

 

Thống kê 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn. Ông Nguyễn Hoàng Chương cho rằng: chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học được Chính phủ ban hành từ năm 1968, tuy nhiên, đến nay, ngoài đề án NNQG 2020, chúng ta chưa có nhiều chính sách rõ ràng, cụ thể.

 

Cái thiếu trước hết là cơ chế, chính sách, cần xác định đưa ngoại ngữ vào lớp nào, hình thức nào bắt buộc hay tự chọn rồi mới tính đến chất lượng dạy học ngoại ngữ. PGS.TS Thành đồng tình: phải có chính sách dạy đa ngoại ngữ cụ thể, gắn liền với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục, các chương trình giáo dục tổng thể, cần tính tới việc tăng thời lượng dạy hơn 1 ngoại ngữ.

 

Tiếng Pháp được xem như ngoại ngữ chính thứ 2, sau tiếng Anh. Chỉ riêng tiếng Pháp ngoại ngữ 2 có khoảng 40.000 học sinh theo học. Nhưng đến nay, Bộ chưa có bộ SGK chính thức. TS. Hồ Ngọc Trung (Viện ĐH Mở Hà Nội) kiến nghị: cần có chương trình tổng thể cho các bậc học, tránh tình trạng manh mún, thiếu nhất quán dạy học ngoại ngữ như hiện nay. Thực trạng sinh viên dù học 7 năm ngoại ngữ ở THPT nhưng vẫn phải đào tạo lại ở bậc ĐH.

 

Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc về trình độ tiếng Anh. Kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức The English First tại 60 nước tham gia, năm 2013 Việt Nam vươn lên đứng vị trí số 28 về trình độ tiếng Anh vượt cả Trung Quốc, Nga, Y, Thái Lan... Năm 2011-2013, vị trí này của Việt Nam ở bậc 39 và 31. TS Anh cho hay.

 

Theo Nguyễn Huy

Tiền Phong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ít ra mình đã từng hạnh phúc như thế

Ít ra bạn từng hạnh phúc như thế, vì trong một khoảnh khắc nào đó, bạn đã được yêu thương, được tôn trọng, được là cả thế giới của một người. Ít ra bạn từng hạnh phúc như thế, vì bạn đã can đảm yêu và được yêu hết mình. Ít ra bạn từng hạnh phúc như thế, vì bạn từng là mục tiêu tương lai của ai đó để họ cố gắng. Ít ra bạn từng được ôm thật chặt.. Ít ra bạn từng hạnh phúc như thế, vì bạn từng có một vòng tay ôm bạn thật chặt, từng cười đến nỗi niềm vui lan tràn trong từng mạch máu, và từng có những nụ hôn say đắm, chân thật mà một khi không phải tình yêu, bạn không thể cảm nhận được. Ít ra bạn từng hạnh phúc như thế, vì bạn đã cùng với nửa kia làm tất cả những điều mà các cặp đôi yêu xa không thể: cùng nhau xem phim, cùng nhau đi dạo, cùng nhau mua sắm, cùng nhau hy vọng, cùng nhau làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn.  Ít ra bạn từng hạnh phúc như thế, bạn vui vẻ hơn rất nhiều so với người yêu đơn phương. Bạn được nếm mùi của hạnh phúc trọn vẹn, nhưng những tình yêu một phía thì

Xu hướng quần lót nữ Free Size giá rẻ

Với phụ nữ quần chip hay quần lót trở thành người bạn thân thiết trong cuộc sống hàng ngày. Có muôn ngàn các mẫu mã, mẫu mã cho các bạn tuyển lựa. Hôm nay đồ lót xuất khẩu Hà Nội   xin được giới thiệu tới các bạn một số mẫu  quần lót nữ free size giá rẻ mà chất lượng cực bảo đảm tới các bạn. >>>  Để quần lót nữ không ảnh hưởng tới vùng nhạy cảm. Các mẫu quần lót nữ free size giá rẻ của chipi.vn Quần lót nữ free size  là những chiếc quần lót không may theo số đo cụ thể, phân chia riêng rẽ cho từng người. bình thường  quần free size  sẽ dành cho những bạn có vòng ba lớn. Với thiết kế khá đơn giản song những chiếc quần free size vẫn luôn chiếm được tình cảm đặc biệt của phái nữ.   Chipi.vn có rất nhiều mẫu  quần lót nữ free size với giá cả hấp dẫn  nhưng chất lượng lại luôn được bảo đảm. Chúng tôi có những loại quần form to, rộng cho người mập, cho các bà bầu có được cảm giác thoải mái nhất. Ngoài ra còn nhiều mẫu với form dáng nhỏ hơn, đẹp hơn dành cho các bạn, các em gái.

Bán buôn áo giữ nhiệt Nam

Giới thiệu sản phẩm Chipi.vn chuyên bán buôn áo giữ nhiệt Mango  khi mặc lên người rất thoải mái, dễ chịu, là 1 loại áo giữ nhiệt có dáng ôm sát thân thể rất tôn dáng, giúp bạn có được những đường cong gợi cảm nhất. Áo giữ nhiệt nữ  Mango cũng giống như các loại áo giữ nhiệt nam khi mặc vào người tạo ma sát, giúp bạn giữ ấm cơ thể tốt hơn. Áo dễ kết hợp với các loại trang phục khác nhau như vest, áo phao, Jeans, quần tây, váy chữ A... Xuất xứ: Việt Nam Màu sắc: Đen, Đỏ, Ghi, Tím, Da ... Size: S, M, L, XL (kích tấc chi tiết vui lòng xem dưới bài) Thông tin chi tiết Áo giữ nhiệt Mango - Cho mùa đông rét mướt Áo giữ nhiệt Mango đỏ trội, rét mướt   Áo giữ nhiệt ôm thân giúp tôn lên những đường cong quyến rũ của bạn gái Áo giữ nhiệt Mango nữ màu tím gợi cảm Áo giữ nhiệt Mango nữ màu đen cá tính Nhiều màu sắc cho bạn gái lựa chọn   Áo giữ nhiệt Mango màu hồng nữ tính rét mướt Luôn rét mướt trong mùa đông với  áo giữ nhiệt Mango Bảng chi tiết Kích thước áo giữ nh